Thứ năm, Tháng Một 23, 2025
HomeSách Văn Học Cổ ĐiểnTúp Lều Bác Tom – Rúng động đến tận mai này!

Túp Lều Bác Tom – Rúng động đến tận mai này!

Ta trở về quá khứ, trở về cái thời kỳ ô nhục, chỉ độc trăm ngàn đắng cay. Ta xót xa trước những người nô lệ trung trực, khóc cạn nước mắt trước cảnh chia lìa xé ruột xé gan, và ta căm phẫn những đòn roi đêm ngày. Những người nô lệ da đen là những người giàu có, quả thật vậy. Họ giàu có về lòng lương thiện và đức tin, họ tràn trề khát vọng tự do dẫu phải sống với hai bàn tay trắng. “Túp lều bác Tom” là dòng sông của những số mệnh, của những mảnh đời bi ai. Bác Tom chân thành chính trực, dâng cả cuộc đời mình cho Đấng Tối cao định đoạt. Đến cuối cùng, bác chết ở một đồn điền phương Nam, trong vòng tay của cậu chủ nhỏ Shelby.

Cuốn sách này là một chứng nhân bất diệt, một đứa con hoang tàn của nỗi nhục nhã nơi xứ sở tự do.

“Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày trên những ngọn đồi đất đỏ của Georgia, con của nô lệ và con của chủ nô sẽ ngồi lại cùng nhau bên bàn ăn của tình huynh đệ.

Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày vùng đất hoang mạc Mississippi, bức bối vì hơi nóng của bất công và áp bức, sẽ chuyển mình để trở thành ốc đảo của tự do và công bằng”

_Martin Luther King_

Bạn đọc làm quen với một người tốt bụng

Ta có thể ví cuộc đời bác Tom như một địa ngục trần gian, nhưng người đàn ông ấy lại có cặp mắt của thiên thần. Vốn là một người da đen ít học, những bài tập đọc của bác chỉ gói gọn trong những bài thánh ca, trong những lời nguyện mà bác đọc lên ê a như một đứa trẻ. Nhưng chính sự thiếu sót ấy có lẽ đã giữ lại lòng nhân ái của bác trong chốn bộn bề. Cả một đời làm nô lệ, chết đi trong bó buộc, trong cái mác một “thằng da đen”; nhưng bác thật tỏa sáng, cao đẹp hơn bất cứ người da trắng nào. Mặc cho chân tay bị xiềng xích, nhưng trái tim bác đâu bị cùm gông. Ta còn có thể nhục nhã hơn không, khi chính con người lại thú vật hóa con người; và ta còn có thể ngạc nhiên chừng nào, khi mà lòng nhân đạo vẫn sinh tồn nổi sau ngàn chông gai.

reviewsach.net tup leu cua bac tom van hoc nuoc ngoai

“Những người khốn khổ ây, ai đã làm cho họ độc ác? Nếu tôi chịu khuất phục, tôi sẽ trở thành như họ, như hệt họ. Không, không thể được! Tôi đã mất hết, nào vợ con, nào gia đình, và một ông chủ tót nữa, ông ấy giá sống thêm được tám ngày đã giải phóng được cho tôi.. Tôi mất sạch. Nhưng tôi sẽ không chịu để mất thiên đường”.

Vương quốc của những tên buôn linh hồn

Châu Phi là cái nôi của loài người, nực cười làm sao khi lòng tham lại triệt tiêu lấy phần người. Băng qua Đại Tây Dương là những con tàu của những bi kịch tuyệt vọng, những đại dương kỳ thú hóa nghĩa địa tự nhiên, và lòng biển cao rộng chất chứa trăm ngàn thống khổ. Cập bến ở một xứ sở dung túng cho lòng tham, cho bất công ngập tràn như cỏ dại thì còn đường thoát nào nữa. Một đất nước sản sinh ra những tay buôn linh hồn, đất nước dửng dưng trước công lý và danh dự nay tráo đổi được bằng đồng đô la. Có ai định nghĩa được hạnh phúc của một người nô lệ, hay ta luôn mặc định sứ mệnh của họ nằm dưới gót giày những người Anglo Saxon. Cùng có cặp mắt, đôi tay, chiếc mũi và khuôn miệng, chảy trong huyết quản là dòng máu đỏ tươi. Sự khác nhau thật sự ở đâu mà hạnh phúc cũng phải khác biệt đến thế?

Một chủng tộc với lòng yêu sống mãnh liệt như cái nắng quê hương, một dân tộc hết mình tin vào Chúa nay lại bị gắn mác như một món tài sản không có hạnh phúc riêng. Quả thật có lẽ chính con người mới là kẻ thù đáng sợ nhất của chính mình. Đất đồn điền bông giờ đây không bón bằng phân, hay nước, mà là máu, mồ hôi và xác người nhân công.

Ở đâu có địa ngục, tất sẽ có thiên đường

Đâu đó trong đống hỗn độn này, vẫn có tình người, còn chút ánh sáng của tình yêu và hy vọng. Thứ tình yêu đa chiều ấy rào quanh cuốn sách, thỉnh thoảng đến rồi đi ngay lúc nó nảy mầm, nhưng dẫu sao lòng nhân đạo vẫn còn tồn tại và dư chấn nó để lại còn ám ảnh hơn cả cái chết.

reviewsach.net tup leu cua bac tomm

Cô bé Evangeline như một làn gió mới thổi đến áng văn chương đầy bụi bặm này. Gặp cô bé, lần đầu tiên môi ta có thể mỉm cười, chứ không còn mím lại vì căm phẫn. Lần đầu tiên kể từ khi dấn thân vào câu chuyện, con tim ta tan chảy chứ không thắt lại vì nỗi xót xa. Chỉ có tình yêu mới chiến thắng được hận thù, chỉ có ánh sáng mới thắp sáng được màn đêm. Những người Mỹ với tấm lòng nhân ái như bé Eva, bà Shelby đến tác giả Stowe là viên kim cương giữa đám sỏi đá, vượt xa cái hẹp hòi dốt nát của toàn thể nước Mỹ đương thời.

Giống như “Nhật ký Anne Frank”, người dân da trắng vẫn dám đứng lên đấu tranh  cái chế độ khát tàn đầy rẫy nơi xứ sở mình. Mới hôm nay họ còn thấy tự hào khi được là con dân xứ Mỹ, ngày nay và mai sau chỉ còn nỗi nhục nhã cho cả một dân tộc. 

Khi con người khát khao quyền làm người

Bạn có nghe thấy tiếng tàu không? Đúng vậy, tiếng tàu trở về báo hiệu ngày về quê hương chuẩn bị cập bến, trong tim bạn ngập tràn hạnh phúc. Đáng tiếc thay, bạn vui mừng bao nhiêu, thì tim những con người nô lệ dưới khoang tàu càng tan nát. Trong đám người bị xiềng xích ấy, có những người vợ, người chồng không thể nhìn nhau lần cuối, có các bà mẹ run rẩy giữ chặt lấy con mình, và có những người con lai da trắng. Trên con tàu thủy đến bến bờ xa lạ, đã có bao nhiêu sinh mệnh vùi dưới lòng sông, đã có bao đứa con thơ bị cướp khỏi tay mẹ trong giấc ngủ, đếm sao xuể bao đức tin đã bị dập tắt.

Ta đã biết về những người con lai như George, Eliza; những đứa con sản sinh từ những cuộc tình đầy trái đắng. Trong tim họ, là những khát khao tự do, ánh mắt tóe lửa của người dân Phi châu và đầu óc sắc sảo của dân da trắng. Chính dòng giống da trắng ấy sẽ cuốn họ nổi dậy, đòi lại những quyền lợi bị chôn vùi vì dòng giống da màu.

“Tôi ưa thích dòng giống của mẹ tôi hơn dòng giống cha tôi. Đối với cha tôi, tôi chẳng hơn một con chó hay một con ngựa xinh đẹp mấy tí. Chỉ đối với mẹ tôi, tôi mới là một đứa con, một đứa con của một tấm lòng tan nát… Nếu  tôi có thể phát biểu nguyện vọng, tôi mong ước da đen hơn thế này, chứ không muốn được trắng hơn”.

Harriet Beecher Stowe 

Sinh ngày 14 tháng Sáu năm 1811 tại ngôi làng nhỏ Litchfield, Connecticut. Sinh ra trong một gia đình mục sư lỗi lạc, Stowe thấm nhuần tư tưởng đạo lý Cơ Đốc Giáo (dù sau này bà trở thành thành viên của Giáo hội Tân Giáo) và ghê tởm chế độ nô lệ đang cai trị Hoa Kỳ.

Bà qua đời vào ngày mốt tháng Bảy năm 1896  bên những người thương yêu. Tương truyền lúc sinh thời, Tổng thống Lincoln đã ngợi ca bà rằng “quý bà nhỏ bé châm ngòi cho cuộc chiến vĩ đại”.

Nguồn : https://reviewsach.net/tup-leu-bac-tom/

admin
adminhttps://chuonchuon.net
Xin chào, mình là admin của chuồn chuồn nét, chấp cánh ươm mầm tri thức việt bay xa
Sách Liên Quan
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Sách Ngẫu Nhiên