“Kẻ trộm sách” tên tiếng Anh là “The Book Thief” được biết đến bởi độc giả trên toàn thế giới. Đây là một cuốn tiểu thuyết lịch sử được viết bởi tác giả người Úc Markus Zusak. Tác giả đã kể chuyện rất thành công, lôi cuốn từ đầu đến cuối, cứ mỗi chương kết thúc lại muốn đọc thêm, không thể đặt sách xuống. Vì vậy, nếu có cơ hội thì bạn hãy thử đọc ngay quyển sách này.
1.Giới thiệu tác giả
Markus Zusak là một nhà văn người Úc gốc Đức sinh ngày 23 tháng 6 năm 1975. Ông nổi tiếng và được nhiều độc giả biết đến với 2 tác phẩm The Book Thief và The Messenger, hai cuốn sách dành cho thanh niên đã trở thành 2 trong những cuốn sách bán chạy trên thị trường quốc tế. Năm 2014, với những đóng góp của ông cho nền văn học thiếu niên xuất bản ở Hoa Kỳ, ông đã giành được giải thưởng MargaretA. Edwards.
Chân dung tác giả Markus Zusak – Nguồn ảnh: Internet
2. Giới thiệu tác phẩm
“Kẻ trộm sách” là một cuốn tiểu thuyết lịch sử của tác giả người Úc Markus Zusak và cũng là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Sách được xuất bản vào năm 2005, đã có mặt trong danh sách những cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất trên thế giới theo bình chọn của NewYork Time, và được dịch ra hơn 30 ngôn ngữ. Vào năm 2013, cuốn tiểu thuyết xuất sắc này đã được chuyển thể thành một bộ phim cùng tên với thông điệp được in trên poster “Lòng can đảm vượt xa mọi ngôn từ”.
3. Review cuốn sách “Kẻ trộm sách”
Nội dung tác phẩm gồm 10 phần.
Cuốn sách được lấy bối cảnh nước Đức vào thời chiến, truyện có những mảng tối, về cách con người ta đối xử với nhau, nhưng xóm nhỏ nơi Liesel ở là một ngoại lệ, ở nơi đó, có ánh sáng, từ tình người du cho có cả nỗi đau mất mát.
Được kể lại bởi Death “Thần Chết”, người trong suốt cuốn sách mà anh ta chứng tỏ là một nhân vật đáng gờm nhưng chu đáo, cốt truyện theo sau một cô gái tên L Diesel Meminger (Liesel) đến tuổi ở Đức Quốc xã. Câu chuyện được bắt đầu tại nước Đức vào giai đoạn bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ II. Cha mẹ của Liesel bị bắt vì là người cộng sản, cô bé đến sống cùng gia đình bố mẹ nuôi tại phố Thiên Đàng. Liesel là một cô bé yêu đọc sách, cô bé sẵn sàng thực hiện vài vụ trộm để có được những cuốn sách và Liesel đã giành tặng những ngôn từ ấy cho những con người sống xung quanh cô.
Cuốn sách Kẻ trộm sách của tác giả Markus Zusak
Cuộc sống của cô bé Liesel tràn đầy những cung bậc cảm xúc: mất mát, đau đớn, hạnh phúc, gia đình, tình bạn, nỗi ân hận, sự tiếc nuối và rồi lại đầy mất mát. Câu chuyện của đứa bé gái Liesel vừa chứng kiến cảnh em trai chết trên tay người mẹ khốn khổ, phải rời xa mẹ mãi mãi, đến sống với một đôi vợ chồng xa lạ – Câu chuyện được bắt đầu chỉ như một cái liếc mắt bị vương lại vài giây trong lúc Thần chết đang bận rộng với công việc của ông ta. Nhưng rồi ông ta lại bắt gặp những lần trộm sách của Liesel và bắt đầu lưu tâm đến cô. Dõi theo cuộc đời một con người đang lớn lên, đi qua những chiến trường sau cuộc không kích, sau một ngày phải dọn đi 4.500 linh hồn, cuộc diễu hành đến những trại tập trung của những người Do Thái, lòng tốt đến mất trí của bố,…Tất cả làm cho giọng kể của Thần chết bắt đầu nhỏ giọt những cảm xúc rất giống con người. Nếu lưu tâm sẽ nhận ra, càng về những trang cuối của câu chuyện, sự căm hận và bất bình đã bằng cách nào đó len lỏi được vào trong giọng kể của Thần chết.
Sau khi đọc xong tác phẩm này, chắc chắn độc giả sẽ có thể nói rằng nó chính xác là một tuyệt tác của nền văn học đương đại. Nó tách biệt hoàn toàn với những tác phẩm viết cho người đọc trẻ ngày nay, với cốt truyện, nhân vật và phong cách viết vô cùng độc đáo, mang đến những cảm xúc rất tuyệt vời. Cái người được gọi là Thần chết trong tác phẩm như nhìn thấu tâm can của con người, nhìn thấu mọi khổ đau, mất mát và chết chóc mà cuộc chiến tranh tàn khốc đã gây ra. Thần chết này không hề đáng sợ, mà lại có một trái tim, một tâm hồn dễ rung động trước những tình cảm nhân văn, gần gũi nhất của con người. Ta bắt gặp được những con người, những nhân vật mà ta không thể nào lãng quên qua chính con mắt của Thần chết.
Liesel, vốn dĩ là một cô bé đáng yêu với niềm đam mê đọc sách và ngôn ngữ. Tâm hồn đầy màu sắc và trái tim đầy yêu thương của cô bé không bị tàn phá bởi sự tàn ác của chiến tranh. Giọt nước mắt của Liesel khi những người thân yêu mất đi do bom đạn, và nụ hôn cô bé dành cho cậu bạn Ruby làm cả câu chuyện như tràn ngập trong một màu sắc tang thương. Đó như là một lời tố cáo mạnh mẽ sự vô nghĩa và tàn bạo của cuộc chiến, cũng như khẳng định sức sống mạnh mẽ của tình người.
Trong câu chuyện về Liesel, điều để lại ấn tượng nhất với Thần chết chính là niềm say mê sách của cô bé. Liesel ăn cắp những cuốn sách bất cứ khi nào có thể. Trong cuốn sách này còn có những tác phẩm cảu các nhân vật của chúng ta – những tác phẩm viết tay với hình minh họa đầy thú vị, cho thấy niềm say mê ngôn từ đồng thời đây là một ẩn dụ của tác giả về sức mạnh của ngôn từ. Ngôn từ có ma lực riêng của chúng. Chính nhờ có từ ngữ mà Hitler đã gần như thống trị được cả thế giới, nhưng cũng chính nhờ từ ngữ mà cô bé Liesrl có thể thoát chết. Ngôn từ trong “Kẻ trộm sách” được nhắc đến thường xuyên và khó nắm bắt như thể những nốt nhạc cuả một bản giao hưởng.
“Kẻ trộm sách” chính là một bản án đanh thép nhất dành cho cuộc chiến mà Adolf Hitler đã tạo ra. Không chỉ là hình ảnh đoàn người Do Thái đói rét nghèo khổ diễu hành đến những trại tập trung, không chỉ là cuộc chạy trốn trong nỗi sợ, trong bóng tối của người Do Thái còn được gọi là những kẻ may mắn. Đó còn là cuộc sống khổ cực cảu những người dân Đân, đặc biệt ở tầng lớp hạ lưu. Những con người thiếu cái ăn cái mặc, những đứa trẻ phải đi ăn trộm để thỏa mãn cơn đói khát. Những buổi tối phải chạy náo loạn trước các đợt không kích và rồi cuối cùng họ đã không còn kịp chạy nữa, họ chết ngay trong chính những giấc mơ dang dở của mình. Chính Thần chết cũng thừa nhận một điều: “Ngay cả Thần chết cũng có một trái tim”. Nhưng dường như Hitler thì không.
Nội dung quyển sách vô cùng đặc sắc
Cuốn sách được kể với một giọng điệu hấp dẫn, lôi cuốn, văn phong miêu tả hết sức tinh tế. Nó vừa dễ đọc, dễ nhớ nhưng không dễ quên, vừa vui vẻ trong những đoạn miêu tả về thế giới trẻ thơ của Liesel và Ruby, nhưng cũng vừa đau đớn đến tột cùng trong những đoạn viết về chết chóc, chiến tranh khốc liệt, tàn bạo. “Kẻ trộm sách” được viết nên bằng một văn phong đặc biệt, lôi cuốn. Đúng như lời khẳng định của các nhà phê bình văn học, “Kẻ trộm sách là một tác phẩm mà bạn sẽ khó lòng bỏ xuống nửa chừng một khi đã bước vào câu chuyện của vị Thần chất đầy vui tính.
Tác phẩm “Kẻ trộm sách” là một cuốn sách viết về một cuộc chiếc đã xảy ra từ rất lâu – một cuộc chiến tàn khốc để lại rất nhiều đau thương mất mát cho những người sống sót ở lại, nhưng nó dạy cho độc giả những bài học rất nhân văn dù ta sống ở trong thời đại hay bối cảnh nào. Hãy thử dành chút ít thời gian của bản thân để đọc quyển sách này khi bạn có thể, ngoài việc bị ấn tượng với nội dung của câu chuyện thì người đọc sẽ còn sốc với lối dẫn chuyện dí dởm sâu sắc và cách lựa chọn từ ngữ mang dấu ấn rất riêng của tác giả.
Nguồn : https://anybooks.vn/review-sach-ke-trom-sach-markus-zusak-a1138.html