Tôi là con mèo (I am a cat) của Soseki Natsume là một cuốn tiểu thuyết châm biếm tuyệt vời và nổi tiếng, nó phản ánh sâu sắc về những mầm bệnh đang diễn ra tại Nhật Bản lúc bấy giờ. Mặc dù câu chuyện chỉ xoay quanh về con mèo, nhưng thực chất lại nói về con người nhiều hơn. Trong bài viết hôm nay, xin phép review chi tiết về cuốn sách I am a cat, bạn hãy theo dõi nhé.
Giới thiệu về tác giả
Natsume Soseki (1867) sinh ra và lớn lên trong thời đại Meiji – Minh Trị Duy Tân, Nhật Bản, có thể nói, ông là nhân chứng cho sự giao thời giữa Edo và Meiji, cũng như giữa truyền thống và hiện đại. Natsume Soseki được đánh giá là một trong những nhà văn vĩ đại nhất của Nhật trong nền văn học cận đại từ thời Minh Trị, ông còn được in lên tờ tiền 1000 yên vào những năm 1984 – 2004.
Lúc sinh thời, Natsume Soseki là một nhà văn, nhà thơ vô cùng tài hoa, ông cũng từng đến London du học về văn chương, nên ông biết rất rõ về văn học và xã hội ở phương Tây. Là con người mang nặng tinh thần dân tộc, vì vậy ông rất gai mắt với những tác phẩm pha trộn văn hóa phương Tây với truyền thống Nhật Bản, và ông cũng đã nhắc đến chủ đề này trong nhiều tác phẩm của mình.
Tác phẩm I am a cat (Tôi là con mèo) được Natsume Soseki cho ra mắt vào năm 1905, thời kỳ Nhật Bản đang có cuộc chiến tranh với Nga. Tiểu thuyết có tổng cộng 11 chương, gần 600 trang, một câu chuyện khá dài nhưng không có cao trào hay nút thắt, do đó những ai không quen với thể loại này sẽ thấy nhàm chán. Tuy nhiên, tác giả đã nêu ra những vấn đề thời thường, nóng hổi, dù qua nhiều năm thì những vấn đề nào cũng không bao giờ cũ.
Giới thiệu tiểu thuyết Tôi là con mèo
Bắt đầu cuốn sách là câu nói “Tôi là con mèo. Tôi chưa có tên. Tôi không biết mình sinh ra ở đâu”, câu giới thiệu khá đơn giản, nhưng lại xuất hiện xuyên suốt tác phẩm. Con mèo không có tên này luôn quan sát, lắng nghe và thể hiện thái độ của nó với người chủ của mình – một thầy giáo nghèo tên Kushami, cũng là nhân vật chính.
Kushami là một ông giáo không bình thường, khá gàn dở, lắm tật và học hành không đến nơi đến chốn, bên cạnh đó ông còn mắc bệnh dạ dày. Là một người không bình thường, nên bạn của ông cũng không bình thường nốt, như Meitei cà lơ phất lơ, Tofu cuồng si vì nghệ thuật, Kangetsu với đống lý thuyết gàn dở hay triết gia Dokusen suốt ngày nói về thiền.
Cả câu chuyện chủ yếu là nói về căn nhà của Kushami, đôi lúc có nhắc đến những nơi xung quanh như trường Lạc Vân Quán, nhà thầy dạy đàn có chú mèo tên Tam Mao, nhà Kaneda ở cuối ngõ,.. Những tình huống xoay quay câu chuyện cũng rất đời thường, nhưng trong từng câu chữ lại đan xen sự hài hước khiến người đọc cũng phải phì cười, đôi lúc còn thán phục và trầm trồ.
Khi đọc tác phẩm này, hầu hết chúng ta đều có suy nghĩ là con mèo này quá khệch khạng, hỗn xược khi nó mắng ông chủ và bạn của ông là những đồ ngu ngốc. Và nó tự cho mình là kẻ lõi đời, còn con người là những kẻ thiển cận ngu dốt.
Một số khoảnh khắc thú vị
Một số khoảnh khắc minh họa cho sự ngu dốt của ông giáo là ông ta từ chối những ý tưởng mà người thời có thể hiểu và thích sống với những điều bị che giấy mà chính ông ta cũng không hiểu được. Như chú mèo không tên thừa nhận, trong thực tế thì thầy giáo Kushami không đơn độc.
Trong xuyên suốt Tôi là con mèo là sự chỉ trích về tư tưởng thể chế và học thuật, thì chú mèo cũng giải thích rõ về cách con người sống ích kỷ qua những quan sát khá kỹ mà chú ta đã khám phá ra. Như trong một cảnh, khi nhìn thấy con mèo bị dính bánh mì trên miệng, thay vì giúp nó loại bỏ thì những người xung quanh chỉ cười vào những nỗ lực gỡ bánh mì ra khỏi miệng của con mèo.
Hay trong một phân cảnh khác, con mèo hàng xóm xinh đẹp Tortoiseshell qua đời, con mèo đã nghe thấy Kushami – chủ nhân của nó đã đổ lỗi cho nó làm con mèo kia bị bệnh. Đây là một khoảnh khắc khá buồn, bởi sau khi biết tin Tortoiseshell chết, nó không chỉ phải cô đơn một mình, mà còn bị những người xung quanh nghĩ rằng nó đang mắc bệnh. Như vậy, không một ai thèm để ý đến nó, bảo vệ nó và nhớ tới nó ngay cả khi nó biến đi mất.
Cảm nhận về cuốn sách
Qua tác phẩm Tôi là con mèo, có thể thấy Natsume Soseki có lượng kiến thức văn hào vô cùng phong phú và sâu sắc, có thể nói ông là một nhà văn đại tài. Trên hết, cái làm nên tên tuổi của Natsume Soseki là cách ông đưa từng con chữ, những tình huống thú vị, đời thường qua cách nhìn của một con mèo.
Hơn nữa, hình tượng chú mèo trong tác phẩm được xây dựng rất hài thú vị và cũng rất thành công. Bạn có từng nghĩ rằng, nếu người kể chuyện không phải là con mèo mà là một con người thì sẽ như thế nào? Nếu qua cách nhìn của con người thì những cuộc trò chuyện với thầy giáo Kushami sẽ không còn hài hước, thiếu đi sự tinh tế và sâu sắc, mặc dù nó vẫn thể hiện sự dèm pha, mỉa mai.
Bản tính của loài mèo vốn dĩ là có chút chảnh chọe, cao sang, nên qua cách nhìn của chúng, người đọc sẽ phải bật cười vì những tình huống dở khóc dở cười cũng những kẻ không bình thường. Đồng thời phải trầm trồ vì những triết lý mà cú mèo rút ra sau khi quan sát mọi thứ.
Tóm lại, tác phẩm Tôi là con mèo không chỉ mang đến sự hài hước, hóm hỉnh, mà còn là một bản phê phán hàn lâm, chính quyền và con người từ góc nhìn trào phúng và triết lý. Mặc dù không được viết một cách hoàn hảo, nhưng đây là một tác phẩm hay và rất đáng để đọc.
Trên đây là bài viết review về cuốn tiểu thuyết Tôi là con mèo của nhà văn người Nhật Natsume Soseki. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trên sẽ mang đến cho mọi người nhiều thông tin thú vị. Nếu bạn muốn đọc thêm các bài review về nhiều tác phẩm khác thì bạn có thể truy cập vào website: để theo dõi.
Nguồn : https://sachhay24h.com/review-tieu-thuyet-toi-la-con-meo-cua-tac-gia-soseki-natsume-a1257.html
Đọc thêm: