“Bức xúc không làm ta vô can” là một cuốn sách tổng hợp nhiều bài viết của Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang thể hiện quan điểm, cách nhìn về nhiều chủ đề nóng trong xã hội. Tiêu đề của cuốn sách dễ khiến cho chúng ta ấn tượng. Tác giả cũng sẽ giải thích vì sao lại chọn cái tên đó ở cuối cuốn sách, tác giả sẽ bật mí câu chuyện về việc chọn tên.
1. Đôi nét về tác giả
Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang là chuyên gia phát triển, nhà hoạt động xã hội và tác giả chính luận. Các hoạt động nghiên cứu và vận động chính sách của anh nhằm nâng cao chất lượng quản trị quốc gia, minh bạch và tiếng nói của người dân. Anh đã rất nỗ lực trong việc truyền bá tri thức, khuyến khích tư duy phản biện và xây dựng văn hóa tranh luận.
Chân dung tác giả Đặng Hoàng Giang
Cuốn sách “Bức xúc không làm ta vô can” là một trong những tác phẩm đáng để đọc nhất của Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang. Không cần tình cảm lâm ly bi đát đầy ngôn tình, không cần màu mè tô vẽ từng chữ, chỉ bằng một giọng văn thẳng thắn, bộc trực, tác giả đã đưa ta đến với cuốn sách này và khiến cho bất cứ người đọc nào đã cầm cuốn sách trên tay thì không đành lòng gấp sách.
2. Nội dung cuốn sách “Bức xúc không làm ta vô can”
Cuốn sách gồm 26 bài viết với 26 câu chuyện về các đề tài nóng trong xã hội. Mới có, cũ cũng có, tác giả không bỏ sót một vấn đề nhỏ hay lớn nào đang xảy ra Việt Nam, từ chuyện cá nhân, chuyện gia đình, đến chuyện cộng đồng, chuyện xã hội, chuyện quốc gia,…dù bản thân chúng cực kỳ ngắn gọn xúc tích. Tất cả không có vấn đề nào là lỗi thời, tất cả đều còn hiện diện trong cuộc sống của chúng ta. Những câu chuyện quen thuộc như ăn thịt chó, phẫu thuật thẩm mỹ, câu like, nghiện mạng xã hội,…và đến những chủ đề mới lạ đối với nhiều độc giả như mặt trái của kinh tế thị trường, lỗi của những người nghèo, thực trạng “bức xúc”, nạn tôn thờ sác,…
Nội dung 26 bài viết được chi thành 3 phần chính, tên của bài viết nổi bật nhất trong phần đó sẽ được chọn làm tên của phần đó. Thật sự thì không một độc giả nào có thể hiểu được cách chia 3 phần này dựa theo tiêu chí gì, chỉ có mỗi tác giả biết được, nhưng theo nhiều người đoán rằng là có lẽ chia theo mức độ, quy mô của sự việc.
Ở mỗi bài viết, tác giả sẽ nêu lên những vấn đề đang tồn tại trong xã hội trước, sau đó mới nêu thêm thông tin và những ý kiến của những người liên quan và sau đó tác giả mới nêu ra ý kiến riêng của mình. Tất nhiên tác giả sẽ không quên lồng ghép những dẫn chứng về các số liệu thống kê, những bài viết trong những cuốn sách của những tác giả uy tín, những quan điểm đã được nhiều người công nhận vào trong những bài viết để tăng thêm tính thuyết phục.
Tác giả mô tả các hiện tượng thòi sự bằng một giọng văn hài hước nhưng không đanh đá chua ngoa, phê phán nhưng không mỉa mai bỉ báng. Đáng trân trọng nhất là sau những so sánh, phân tích đa chiều trong tương quan với nhiều nên văn hóa khác nhau từ Đông sang Tây, tác giả đã gợi ra được những hướng giải quyết khả thi hoặc cách ứng xử tương đối chừng mực phù hợp với tình huống. Mỗi vấn đề được đem ra mổ xẻ trên nhiều khía cạnh dưới ngòi bút phân tích khúc chiết, lập luận logic dựa trên nền tảng nghiên cứu xã hội, dữ liệu và con số thực tế cụ thể. Đó là lí do mà những bài bình luận xã hội của Đặng Hoàng Giang khiến người đọc thỏa mãn và được ủng hộ nhiệt tình.
Sau đây là quan điểm cá nhân của tác giả về một số vấn đề trong xã hội mang tính vi mô khá thực tế và người độc phải lưu tâm để thay đổi nhận thức của mình:
Câu chuyện “Bức xúc không làm ta vô can”
Nội dung câu chuyện này xoay quanh những hiện tượng hay vấn nạn mà chúng ta rất hay dễ tiếp cận và trải nghiệm hàng ngày, đặc biệt là những tin tức mang tính tiêu cực và gây chú ý đối với cộng đồng như hôi của, trộm cắp, bảo mẫu đánh đập trẻ em,…Theo tác giả, khi chúng ta cảm thấy bức xúc và giận dữ về một vấn đề xã hội nào đó, chúng ta không vô can, chúng ta vẫn phải có trách nhiệm để thay đổi, đóng góp và thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với những bất công hay phi lý ấy. Thể hiện sự bức xúc không loại trừ ta ra khỏi những vấn đề xã hội đó, nó chỉ mang đến cho chúng tâ những cảm giác thoải mái tạm thời vì cho rằng chúng ta vô tội.
Chính vì vậy, thay vì tỏ ra bức xúc và tỏ thái độ không hài lòng, cho rằng là mình vô tội, thì hãy luôn ý thức được sự thật ấy, thể hiện sự khiêm nhường và tự hỏi bản thân xem mình có thể làm được gì để đóng góp phần ngăn chặn được sự bất công ấy. Đó là việc tối thiểu mà chúng ta có thể làm được.
Một vài thông tin về quyển sách
Câu chuyện “Từ thiện câu like”
Việc từ thiện, làm những công tác thiện nguyện cho người khác là một việc làm đáng được trân trọng và tuyên dương. Nó thể hiện tinh thần vì cộng đồng tốt đẹp và phát triển hơn, sự gắn kết của đồng bào lẫn nhau và đề cao tinh thần “lá lành đùm lá rách”. Tuy nhiên, với ngòi bút mổ xẻ vấn đề thẳng thắn của tác giả, lại cho chúng ta một đòn mạnh dánh vào nhận thức về việc từ thiện trong xã hội ngày nay. Những gì chúng ta thường thấy trên mặt báo là những lần từ thiện theo kiểu “câu like” của một số người nổi tiếng, nhằm mục đích đánh bóng tên tuổi của họ, chứ thực chất không nhằm để giải quyết vấn đề gốc rễ của khu vực được từ thiện.
Tác giả muốn chúng ta nhận ra rằng nên bắt đầu đặt tâm điểm và sự chú ý vào người nhận chứ không phải người làm từ thiện, những ngôi sao hay người mẫu, nên suy nghĩ xem hướng nguồn lực của mình vào đâu để đem lại những lợi ích lớn nhất cho những người hay cộng đồng mình cần trợ giúp.
Còn rất nhiều câu chuyện khác mang tính vi mô lẫn vĩ mô khác đang chờ bạn khám phá.
Nội dung bài viết không làm các độc giả thất vọng. Có những bài viết, tác giả nêu lên những tồn tại ngay trong xã hội nhưng ở những góc khuất không ai nhìn thấy được. Chúng được tác giả tìm ra và đưa lên cho mọi người cùng xem xét. Tác giả đã nêu lên những cái mà phần đông độc giả không thấy được khi đứng trước trào lưu sách Self-help đổ bộ vào nước ta. Hoặc là vấn nạn tôn thờ sách quá mức, đề cao cái hình thực mà quên mất cái quan trọng nhất của cuốn sách là nội dung bên trong đó.
Ngay cả những vấn đề cũ, chủ đề cũ, tác giả cũng cung cấp cho chúng ta những cách nhìn rất khác, những góc nhìn mới về những mặt khác của vấn đề. Tác giả bóc tách những vấn đề – tưởng như ai cũng tường tận và dành cho mọi người thấy bản chất của vấn đề và những mặt mọi người không để ý đến. Sau tất cả, những gì được viết trong cuốn sách này đều là viết theo ý kiến riêng của tác giả. Độc giả có thể đồng ý với điều này nhưng cũng có thể phản đối với điều kia. Không sao cả, đó là điều đương nhiên.
“Bức xúc không làm ta vô can” là một cuốn sách nên đọc và cần phải đọc. Đọc để hình thành một tư duy phản biện, đọc để tự ngẫm, tự giác ngộ, đọc để hiểu sâu hơn những vấn đề của xã hội dưới những lớp giấy gói khác nhau, độc để nhìn thấy rõ những hình hài của thời đại mình đang sống, đọc để thấy bức xúc, nhưng đừng làm ra vẻ mình vô can và quan trọng là đọc để tạo một sự chuyển động mạnh mẽ trong tư duy và cách suy nghĩ của chúng ta về trách nhiệm của bản thân cũng như vai trò của cộng đồng trong việc giúp một đất nước đi lên.
Nguồn : https://sachhay24h.com/review-sach-buc-xuc-khong-lam-ta-vo-can-a960.html
Đọc thêm: