Mọi người vẫn thuộc lòng câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nhưng mấy ai vận hiểu sâu xa và vận dụng đúng. Ngày nay, giao tiếp là chìa khóa dẫn các bạn đến thành công. Khi lời nói của bạn trau chuốt, dễ hiểu, tránh được những hiểu lầm thì càng quan trọng. Mặc dù nói rất dễ nhưng để thực hiện một cách máy móc không dễ dàng. Ngay lúc này, bạn cần một người thầy dẫn đường chỉ lối bạn đi đúng hướng. Người thầy phù hợp cho bạn là cuốn sách “Nghệ thuật truyền đạt, bí quyết thành công của người Nhật”. Cuốn sách sẽ trở thành người dẫn đường tinh anh, giúp bạn tự tin, tinh tế và tỏa sáng hơn trong mắt mọi người.
1. Hoàn cảnh ra đời cuốn sách “Nghệ thuật truyền đạt, bí quyết thành công của người Nhật” – tác giả Keiichi Sasaki
Quá trình lắng nghe của mọi người chưa bao giờ dễ dàng và càng khó khăn hơn khi thuyết phục người khác lắng nghe ý kiến của ai đó. Điều đó dẫn đến sự khó khăn càng chồng chất lên gấp bội khi phải làm việc hoặc học tập qua chiếc màn hình kết nối internet. Để làm sao làm việc nhóm từ xa hiệu quả nhất? Keiichi Sasaki đã đề cập tới trong cuốn sách “Nghệ thuật truyền đạt, bí quyết thành công của người Nhật” một phương pháp vô cùng hữu hiệu và tạo tinh thần làm việc nhóm.
Nội dung cuốn sách chính là những trải nghiệm thực tế của tác giả. Từ một người rất kém trong diễn đạt, dẫn đến stress nặng đến nỗi mắc phải chứng cuồng ăn. Và kết quả đã tăng 10 cân trong vòng 1 năm. Nhưng giờ đây, đã trở thành người dẫn dắt và giúp bao nhiêu người cải thiện kỹ năng diễn đạt.
2. Lối dẫn ấn tượng và gợi mở nhiều suy nghĩ cho độc giả
Mở đầu cuốn sách với các câu cảm thán xoay quanh công việc và tình yêu:
“Sếp ơi cho em chậm deadline!” và “Em muốn nâng cao hơn chất lượng bài content này, sếp cho em thêm chút thời gian nghiên cứu nhé!” Theo bạn, câu nói nào sẽ giành được cái gật đầu của sếp?
“Anh muốn hẹn hò với em!” và “Anh muốn được bảo vệ, chăm sóc em, em có thể làm bạn gái anh không?” Theo bạn, chàng trai nào sẽ tỏ tình thành công bạn gái mình thích?
Mặc dù ý nghĩa câu nói giống nhau nhưng cách diễn đạt khác biệt, dẫn đến kết quả nhận được cũng khác nhau. Qua các câu nói trên, các bạn sẽ chọn cho mình một đáp án và lý giải được nội dung sâu xa của từng câu nói trên. Điều đó càng làm bạn tò mò và muốn trải nghiệm ngay các nội dung trong cuốn sách.
3. Nội dung chính cuốn sách
Cuốn sách là giúp độc giả cải thiện kỹ năng giao tiếp, khéo léo tinh tế hơn trong các cuộc nói chuyện, giao tiếp với người khác. Từ đó giúp bạn đạt được những hiệu quả mong muốn. Đồng thời tác giả Keiichi Sasaki sẽ cho bạn biết những bước đơn giản mà hiệu quả nhất để đi từ “không” thành “có”.
Mỗi chương tác giả sẽ đưa ra những phương pháp và mỗi phương pháp đều có ví dụ hết sức đơn giản, dễ hiểu. Sau mỗi chương tác giả tóm tắt nhằm giúp độc giả lưu lại những ghi chú cho riêng mình. Từ đó, các bạn có thể áp dụng ngay lập tức từ vấn đề bạn đang gặp phải. Hơn nữa, nội dung sách còn có một số đoạn sẽ mang lại cho bạn ấn tượng khó phai.
Trong chương 1 sẽ lý giải tại sao là CÓ. “Ta có thể học được cách diễn đạt. Nhưng chẳng mấy ai biết điều đó”. Tác giả không chỉ nói đến vai trò quan trọng diễn đạt mà còn đề cập đến những vấn đề trong diễn đạt như những kỹ thuật giao tiếp, khả năng truyền thông cá nhân, ngôn ngữ đúng đắn,.. Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra cho bạn lời khuyên: Hãy học tập chuyên gia sẽ giúp bạn rút ngắn được thời gian.
Đến với chương 2, tác giả giúp bạn khám phá những kỹ thuật để biến câu trả lời từ “KHÔNG” thành “CÓ”. Tác giả cũng hệ thống thành 3 bước như sau: Thứ nhất không biến toàn bộ ý nghĩ thành lời nói; Thứ hai phải tưởng tượng những gì đang diễn ra trong suy nghĩ của đối phương; Thứ ba đưa ra lời đề nghị kết hợp với lợi ích của đối phương.
Bên cạnh 3 bước trên, tác giả cũng sẽ đưa ra cho bạn 7 gợi ý để biến câu trả lời thành “Có”:
Gợi ý 1: Sở thích của đối phương |
Gợi ý 4: Khao khát được thừa nhận |
Gợi ý 2: Tránh những điều đối phương chán ghét |
Gợi ý 5: Chỉ dành riêng cho bạn |
Gợi ý 3: Quyền tự lựa chọn |
Gợi ý 6: Tạo tinh thần làm việc nhóm |
Gợi ý 7: Lòng biết ơn |
Ngoài ra, Keiichi Sasaki cũng đề cập đến kỹ thuật tạo ra ngôn từ mạn. Theo Ông, ngôn từ mạnh là “những ngôn từ có nguồn năng lượng đủ khả năng tác động đến cảm xúc của người khác”. Bạn sử dụng ngôn từ mạnh cũng sẽ ảnh hưởng đến cách diễn đạt. Vì vậy Ông đã đưa ra 5 kỹ thuật tạo ra ngôn từ mạnh:
1. Phương pháp gây bất ngờ |
3. Phương pháp trần trụi |
2. Phương pháp chênh lệch |
4. Phương pháp lặp lại |
5. Phương pháp cao trào |
4. Lời kết
Cuốn sách “Nghệ thuật truyền đạt – Bí quyết thành công của người Nhật” Keiichi Sasaki sẽ là một “người thầy” chỉ dẫn tốt nhất cho bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp. Các bạn hãy nhớ rằng, mọi rào cản trong các cuộc trò chuyện đều có thể được phá vỡ. ĐỪNG trì hoãn, HÃY bắt đầu thực hành hàng ngày. Để làm được điều đó, bạn hãy bổ sung trong kệ sách của mình cuốn sách này nhé! Tôi tin rằng bạn sẽ nhận ra sự thay đổi không ngờ về kỹ năng giao tiếp của bản thân sau một thời gian đọc cuốn sách. Đồng thời áp dụng những tuyệt chiêu có một không hai của nội dung cuốn sách này.
Nguồn : https://sachhay24h.com/review-nghe-thuat-truyen-dat-bi-quyet-thanh-cong-cua-nguoi-nhat-a890.html