Theo đuổi lẽ sống sẽ làm ta thấy bản thân mình thật tốt đẹp, đó là bởi vì ta đang théo đuổi cái còn to lớn hơn cả bản thân mình. Nhưng trên thực tế, thì vẫn còn rất nhiều người loay hoay tìm câu trả lời cho những câu hỏi như: “Mình tồn tại để làm gì?”, “Sự hiện diện của bân có ý nghĩa gì?”. Nếu bạn là một trong số đó thì nên đọc ngay cuốn “Đi tìm lẽ sống” của Viktor E. Frankl, nó sẽ giúp bạn giải đáp những chân lý sâu sắc của cuộc sống mà không bị dồn vào sự đau khổ thực sự bạn không thể nhận ra.
1. Giới thiệu về tác giả
Viktor E. Frankl là một nhà thần kinh học và bác sĩ tâm thần người Áo và là một người sống sót sau nạn Holocaust. Ông là người sáng lập của liệu pháp ý nghĩa, đó là một hình thức phân tích hiện sinh, các “Trường phái tâm lý thứ va Viên”. Frankl đã nhìn thấy ba nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người: thành tựu trong công việc, sự quan tâm chăm sóc đối với những người thân yêu và lòng can đảm khi đối mặt với những thời khắc gay go của cuộc sống. Frankl đã trở thành một trong những nhân vật chính trong liệu pháp hiện sinh và là một nguồn cảm hứng nổi bật cho các nhà tâm lý học nhân văn.
Chân dung tác giả Viktor E. Frankl – Tác giả cuốn sách Đi tìm lẽ sống
2. Giới thiệu về cuốn sách
“Man’s search for meaning – Đi tìm lẽ sống” là cuốn sách bán chạy nhất của Frankl. Cuốn sách ghi lại trải nghiệm của ông khi là tù nhân ở trại tập trung. Dưới góc nhìn của một người chứng kiến những cảnh tra tấn, đau khổ và từ đó phân tích tâm lý, phản ứng của tù nhân, những đau khổ sẽ là một bước đệm trong quá trình đi tìm ý nghĩa của cuộc sống. Cuốn sách “Đi tìm lẽ sống” không tập trung nhiều chi tiết vào những nỗi đau từ các màn tra tấn mà nhấn mạnh nhiều hơn về việc thời gian sống và đối diện với khó khăn như thế nào.
Quyển sách Đi tìm lẽ sống
3. Tóm lược và cảm nhận cuốn sách “Đi tìm lẽ sống”
Nội dung của cuốn sách được tác giả Frankl chia thành 2 phần chính, bao gồm phần đầu nói về những suy nghĩ và trải nghiệm của ông khi còn ở trong trại tập trung, còn phần cuối sẽ là phần ông đề cập đến những “liệu pháp ý nghĩa” mà ông đã nghiên cứu ra.
Ở phần đầu tác giả tập trung vào những trải nghiệm khi ở trại tập trung của Đức Quốc xã. Tại đây ông đã bị giam cầm 3 năm ở các trại tập trung ở Auschiwitz và Dachau. Frankl đã phải chịu đựng và trải qua những giây phút địa ngục trần gian của mình trong nạn diệt chủng đó nên ông đã miêu tả và chia sẻ rất chân thực về điều này. Hầu hết những tù nhân ở đây dù phải bị bốc lột và tra tấn dã man về thể xác lẫn tinh thần, tuy nhiên họ đều nung nấu và giữ cho mình một sự kiên cường, nén chịu tất cả để được sống và hy vọng về điều kỳ tích sẽ xảy ra – giống như hành trình đi tìm lẽ sống của chính họ vậy.
Bìa sau của quyển sách
Trong những hoàn cảnh đau khổ nhất cuộc đời, họ vẫn cố tìm ra cho bản thân một lý do để sống tiếp, qua những giấc mơ, bằng khát khao được hạnh phúc với gia đình, bằng tình yêu mà họ luôn hướng về. Tình yêu đối với họ không phải là sự hiện thân về thể xác, mà là bằng ý chí mạnh mẽ, những người tù nhân đã tự tách biệt tâm hồn mình ra khỏi mọi nỗi đau và hoàn cảnh thực tế, để sống trong nội tâm phong phú và tình thần họ được tự do.
Chính những người tù nhân và chính bản thân ông đã cho độc giả thấy khả năng sinh tồn và chịu đựng phi thường của con người trong những điều kiện khắc nghiệt nhất mà bình thường chúng ta không thể nào tưởng tượng nổi. có thể thấy một khi bạn đã có được một sức mạnh tinh thần phi thường thì sẽ không có điều gì làm mất đi được sự tự do trong tâm hồn của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn dễ nản lòng, không có ý chí cao và mau chóng buông bỏ và chịu đầu hàng trước số phận, thì xem như bạn đã thua cuộc và chẳng còn gì trong tay nữa.
Và trong nửa phần sau của cuốn sách “Đi tìm lẽ sống”, tác giả đưa ra các liệu pháp ý nghĩa cho hành trình đi tìm lẽ sống mà ông đã nghiên cứu được. Vốn dĩ là một nhà tâm lý học, nên từ lâu Frankl đã tiến hành nghiên cứu và khám phá về các liệu pháp tâm lý của con người có liên quan đến các yếu tố tâm linh và triết học. Liệu pháp ý nghĩa tập trung hơn vào tương lai, có thể hiểu là vào những ý nghĩa cuộc sống sẽ được xây đắp trong tương lai. Đối với người nào có niềm in về một sự sống thì dù một khoảnh khắc ngắn ngủi thôi cũng có ý nghĩa. Còn người nào mất niềm tin vào tương lai của chính mình thì coi như là người đó đã chết.
Chúng ta nên nghĩ rằng chúng ta như những người đang bị cuộc sống chất vấn hàng ngày, hàng giờ thay cho việc tự hỏi bản thân về ý nghĩa của cuộc sống. Câu trả lời của chúng ta không chỉ nằm ở trong lời nói tâm trí, mà còn nằm trong cách cư xử và hành động đúng đắn. Cuộc sống của chúng ta rốt cuộc là trách nhiệm tìm ra câu trả lời thích hợp cho các vấn đề mà cuộc đời đặt ra và thực hiện nhiệm vụ mà nó không ngừng giao phó. Những câu hỏi về ý nghĩa cuộc sống cần những câu trả lời sâu sắc chứ không phải những đáp án chung chung không rõ ràng.
Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra những phương pháp để tạo ra một cuộc sống ý nghĩa hơn đó là tìm kiếm và trải nghiệm cho mình một công việc gì đó mới mẻ hơn, quan tâm chăm sóc những người yêu thương xung quanh mình và cuối cùng là sẵn sàng dám đối mặt cũng như vượt qua mọi thử thách khó khăn và gian nan trong cuộc sống. Tất cả đều là những tình huống mà bạn sẽ phải đối mặt và có trong cuộc đời của mỗi con người. Khi đã và đang trải qua những điều này, bạn sẽ nhận ra rằng mình đang dần trưởng thành về cả thể chất lẫn tinh thần, để từ đó biết trân quý hơn và hiểu ra giá trị sống của mình là gì.
4. Một số trích dẫn hay từ “Đi tìm lẽ sống”
- Không phải cơn đau về thể xác khiến tôi cảm thấy bị tổn thương.
- Người ta có thể lấy đi của một người mọi thứ, chỉ trừ một điều: sự tự do.
- Khóc cũng chẳng có gì đáng xấu hổ.
- Đau khổ tự bản thân nó không có ý nghĩa gì cả.
- Sự căng thẳng giữa những gì mà một người đã hoàn thành với những điều người đó vẫn còn phải hoàn thành.
- Con người không đơn giản tồn tại.
- Tình yêu là cách duy nhất để thấu hiểu đến tận cùng một con người.
Tất cả mọi người đều có thể đọc cuốn sách này để nhận ra nhiều triết lý cuộc sống mà chúng ta chưa từng nghĩ tới hoặc thậm chí là kiểm chứng những triết lý có sẵn trong bản thân chúng ta bằng một góc nhìn khác, một câu chuyện khác. Và đặc biệt là sách dành cho những người đang hoang mang trong mối tơ vò để trả lời cho câu hỏi: “Sống trong cuộc đời này có ý nghĩa gì?”. Nếu bạn đang sống một cuộc sống không có ý nghĩa, ngày ngày làm những điều lặp đi lặp lại trong vô thức không chút hứng khởi thì bạn cũng nên đọc cuốn sách này để biết được những con người trong sách họ đã rất cực khổ như thế nào mà vẫn tin yêu cuộc sống và vượt qua khó khăn.
Cuốn sách “Đi tìm lẽ sống” dễ dàng lan tỏa đến nhiều thế hệ độc giả trên thế giới nhờ thông điệp rất đơn giản và dễ hiểu, để đến ngày hôm nay những thông điệp ý nghĩa đó vẫn còn mang giá trị thiết thực có thể áp dụng vào cuộc sống.
Nguồn : https://anybooks.vn/review-di-tim-le-song-cuon-sach-nen-doc-it-nhat-mot-lan-trong-doi-a1363.html
Đọc thêm: