Chúa ruồi là một tác phẩm đầu tay và cũng là một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn William Golding – người từng đoạt giải Nobel vào năm 1983. Thông qua lối hành văn đầy sáng tạo, ông đã thể hiện chân thật cuộc chiến khốc liệt giữa các thiện và cái ác trong mỗi con người. Để biết thêm nhiều thông tin về tác phẩm này, hãy cùng theo dõi bài viết sau.
Một số thông tin cơ bản về sách Chúa ruồi của William Golding
- Tên tác phẩm: Lord of the flies (Chúa ruồi)
- Tên tác giả: William Golding
- Thể loại: Fiction
- Nhà xuất bản: NXB văn học
- Công ty phát hành: Nhã Nam
- Giá: 74.000 đồng (mới nhất)
- Số trang: 326
- Kích thước: 13 x 20,5 cm
- Đánh giá: 4.5/ 5 sao
Thông tin cơ bản về tác phẩm Lord of the flies
Giới thiệu về tác giả
William Gerald Golding (1911 – 1993) sinh ra tại Newquay, Cornwall, UK là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng từng đoạt giải Nobel về Văn học vào năm 1983. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông đã nghe theo nguyện vọng của cha mình mà theo học ngành khoa học tự nhiên tại Brasenose. Thế nhưng không lâu sau đó, ông đã chuyển sang khoa văn của Đại học Oxford để theo đuổi ước mơ từ nhỏ là trở thành nhà văn của mình, chính quyết định này đã đưa ông đến vinh quang.
Chân dung tác giả William Golding
William Golding đã gia nhập vào Hải quân Hoàng gia An với tư cách là thuyền trưởng khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Trải qua nhiều năm tháng trên chiến trường, ông đã đúc kết cho mình những kinh nghiệm quý báu và nó được thể hiện rõ qua tác phẩm đầu tay của ông, chính là Lord of the Files.
Sau nhiều lần chinh chiến với đồng loại và bao phen cận kề với cái chết, W. Golding đã có khuynh hướng hoài nghi sâu sắc về nhân sinh. Các tác phẩm của ông đều thể hiện rõ nét những trăn trở, lo lắng của bản thân về hai chữ Thiện và Ác, về bản chất thực sự trong mỗi con người.
Tóm tắt nội dung tác phẩm
Chúa ruồi là tác phẩm viết về những đứa trẻ người Anh bị bỏ lại trên một hòn đảo hoang vì chiến tranh thế giới thứ hai và sống nhờ vào những cây ăn quả trên đảo. Mở đầu câu chuyện là quá trình tạo lập kỷ luật trên đảo hoang bằng cái tù, bằng vỏ ốc và bằng một thủ lĩnh được bầu ra.
Ban đầu, mọi chuyện có vẻ khá ổn, nhưng đối với những đứa trẻ thì kỷ luật chỉ là một trò chơi, chơi chán rồi thì chúng không thèm chơi với nhau nữa. Sau một khoảng thời gian dài mất đi hy vọng được cứu sống ra khỏi đảo hoang, bọn trẻ đã chấp nhận việc sống như “bọn mọi” và tấn công những đứa khác không có chung tư tưởng.
Bọn trẻ đã chia thành 2 phe đối lập nhau: Một do Raph đứng đầu với hy vọng thoát ra khỏi đảo hoang và một do Jack lãnh đạo với lối sống hoang dã. Cuối cùng, nhóm Raph không còn lại một ai, một người chết, 2 đứa trẻ sinh đôi bị Jack bắt và chúng đã đốt khu rừng để đuổi giết Raph bởi cơn say máu.
Kết chuyện là hình ảnh “thủ lĩnh cũ” được người lớn cứu sống sau một trận rượt đuổi sống chết trên hòn đảo đang bùng cháy. Những tưởng đây là một kết thúc có hậu, nhưng William Golding đã nói rằng, thứ chờ đợi bọn nhóc sau khi được cứu về chính là một cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 tàn khốc.
Cảm nhận về tác phẩm
Chúa ruồi là một câu chuyện giả tưởng của tác giả về một nhóm trẻ con ngây thơ. Thoạt tưởng câu chuyện được thể hiện bằng thứ ngôn ngữ rất mềm mại, nhẹ nhàng, nhưng lại được William Golding dẫn dắt bằng cảm xúc trần trụi, chân thật với các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng độc đáo. Kể cả các nhân vật mà William Golding xây dựng cũng có thể là những ẩn dụ.
Có thể nói nhân vật Raph là tượng trưng cho tinh thần địa chủ, Jack tượng trưng cho sự độc tài, Piggy là trí tuệ, Roger là người nổi loạn. Hành động vẽ lên mặt của bọn trẻ do Jack cầm đầu thể hiện sự buông thả nhân cách của con người trong hoàn cảnh khốn khổ, từ đây hình thành nên hình tượng chính – Chúa ruồi.
Trước khi để Chúa ruồi xuất hiện với cái đầu heo đầy máu cắm trên cọc, cùng với nụ cười nhăn nhở mãi mãi không phai, William Golding đã dẫn dắt người đọc bằng những tranh cãi giữa nội bộ đám trẻ, lời đồn về ác thú, xác phi công mắc vào tấm dù.
Tuy nhiên, Chúa ruồi không phải là ác thú hay thế lực siêu nhiên đang thống trị hòn đảo, mà là xuất phát từ những đứa trẻ, từ sâu thẳm trong tâm hồn lẫn hành động của chúng.
Câu chuyện chỉ xoay quanh về những đứa trẻ trên đảo hoang, nhưng lại khiến chúng ta suy nghĩ nhiều hơn về bản chất thực sự của con người, về sự sống và cái chết. Phải chăng khi đi vào bước đường cùng, con người sẽ phá vỡ đi mọi nguyên tắc trước đó chỉ để sống sót và tồn tại.
Lord of the flies nói về sự tồn tại của cái ác trong mỗi con người
Trích dẫn hay trong sách
“Chúng ta phải có các quy tắc và tuân theo chúng. Rốt cuộc, chúng tôi không phải là kẻ man rợ. Chúng tôi là người Anh, và người Anh giỏi nhất mọi thứ. Vì vậy, chúng tôi phải làm những điều đúng đắn” Câu nói này của Jack thể hiện sự trớ trêu khi cuối cùng cậu ta không tin vào những luật lệ, quy chế mà bộc lộ bản chất bạo lực của mình.
Hình ảnh người sĩ quan xuất hiện với câu hỏi “chơi vui quá hả” khi Raph đang bị đuổi giết khiến người đọc cảm thấy ám ảnh và nặng nề. Đặc biệt là lúc Raph bật khóc, “khóc than cho sự thơ ngây đã chết và lòng dạ đen tối của con người”.
“Cuộc chiến như trò đùa của lũ trẻ chỉ thiêu rụi một hòn đảo hoang và làm chết hai đứa nhỏ. Còn quả đất và nhân loại sẽ ra sao sau cuộc chiến tranh nguyên tử khủng khiếp gấp triệu lần?” Khi nhìn vào bối cảnh ra đời của cuốn sách –chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra, có lẽ Chúa ruồi chính là lời phản kháng mạnh mẽ của tác giả với những nhà tư bản thích gây chiến tranh.
Như vậy, bài viết hôm nay đã giới thiệu cho mọi người tác phẩm nổi tiếng của William Golding – Chúa ruồi. Hãy đặt mua cuốn sách hấp dẫn này ngay bây giờ, đọc và cảm nhận tác phẩm này nhé!
Nguồn : https://sachhay24h.com/review-sach-chua-ruoi-su-that-ve-cac-ac-trong-moi-con-nguoi-a1255.html