Thứ năm, Tháng Một 23, 2025
HomeSách Văn Học Cổ ĐiểnReview sách Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai

Review sách Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai

Những ai lần đầu nghe tựa đề “Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai” đều nghĩ rằng đây là một quyển sách nhẹ nhàng, lãng mạn và rất thơ. Nhưng sự thật thì sau khi đọc tác phẩm này có thể người đọc sẽ bị ám ảnh bởi câu chuyện tình yêu tuyệt đẹp, vừa mãnh liệt và lắm bi thương của hai nhân vật chính. Tác phẩm này đã trở thành một trong những kinh điển nhất của nền văn học thế giới mọi thời đại mà bạn không thể bỏ lỡ.

Quyển sách chứa đựng nhiều nội dung đắt giá

1.Tác giả Colleen McCullough

Colleen McCullough sinh năm 1937 trong một gia đình công nhân xây dựng ở bang New South Wales (Úc). Từ nhỏ, Colleen ước mơ được trở thành bác sĩ nhưng gia đình không có điều kiện để bà theo học trường đại học y. Bà đã thử làm một số nghề như công tác thư viện, làm báo, giáo viên để tìm kiếm cơ hội trở lại nghề y. Colleen không phải là một nhà văn chuyên nghiệp, năm 1974 bà viết tiểu thuyết đầu tay nhưng không có tiếng tăm.

Chân dung tác giả Colleen McCullough - Tiếng chim hót trong bụi mận gai

Chân dung tác giả Colleen McCullough – Tiếng chim hót trong bụi mận gai

Khi cuốn tiểu thuyết “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” ra đời và đem lại vinh quang cho tác giả thì khi ấy Colleen vẫn đang chỉ là một nhân viên y tế bình thường. Tác phẩm “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” được bà viết trong 4 năm, đến đầu mùa hè năm 1975, bà mới bắt đầu bắt tay vào viết một mạch trong 10 tháng. Ngay khi vừa xuất bản tác phẩm đã gây tiếng vang lớn sánh ngang với “Cuốn theo chiều gió” và “Đòi gió hú”.

2. Nội dung tác phẩm

Tác giả đã lấy bối cảnh nước Úc và các nước Châu Âu từ năm 1915 đến 1969 để khắc học được bức tranh thiên nhiên hoang dại miền Nam nước Úc, sự khắc nghiệt của thế chiến thứ hai và những cuộc chiến đấu giành giật thuộc địa của các cường quốc. Từ đó để làm nổi bật lên tình yêu, tình người, nỗi đau mất mát, sự hi sinh và cả sức sống mãnh liệt sau thiên tai, sau chiến tranh của thiên nhiên và con người.

Ngay từ lời tựa của tác phẩm, độc giả đã có ấn tượng về một câu chuyện tình yêu bi thương sẽ được viết ra. Đúng vậy, mối tình nghịch thiên giữa nàng Meggie Cleary và Cha xứ Ralp de Bricassart cách nhau 19 tuổi, ngay từ khi bắt đầu đã biết được sẽ có kết thúc không trọn vẹn, để từ đó mở ra liên tiếp những bi thương kéo dài suốt cả ba thế hệ. Dù có bi thương nhưng tất cả những gì đọng lại vẫn là cái đẹp trường tồn vĩnh hằng. Cũng giống như tiếng chim muốn được hót lên một lần duy nhất trong đời thì phải đánh đổi bằng cả tính mạng, nhưng lại khiến người ta đắm say cả một đời, cô bé Meggie và cha Ralp đã chấp nhận hi sinh để giữ lại tình yêu của mình dành cho đối phương.

“Tiếng chim hót trong bụi mận gai” đã khắc họa rất thành công những định kiến xã hội khắc khe thời đó và sự kìm hãm mang tên giai cấp, đã giày vò suốt ba thế hệ. Bắt đầy từ Fiona, mẹ của Meggie vốn sinh ra trong dòng dõi danh gia vọng tộc nhưng vì có thai với người yêu nên bị bắt phải kết hôn với người chăn cừu.

Quyển sách chứa đựng nhiều nội dung đắt giá

Vì áp lực cơm áo gạo tiền nên ba của Meggie phải làm thuê cho người chị gái giàu có. Đến cô gái Meggie, vì đem lòng một người mãi mãi không bao giờ có thể đáp lại được tình yêu thuần khiết của cô vì đó là cha xứ người thuộc về chúa, nên cô đành trao mình cho một kẻ ích kỉ, tằn tiện. Con của Meggie, Justine một người đã phải trải qua rất nhiều khó khăn sóng gió mới đến được với người mình yêu một người phải ra đi mãi mãi như một lời khẳng định kết quả của một một tình yêu không được chấp nhận không bao giờ được tồn tại trên cõi đời.

Cái hay của tác giả Colleen McCullough chính là làm nổi bật lên những định kiến xã hội xuyên suốt cả ba thế hệ, thông qua câu chuyện tình yêu đầy bi thương đau khổ của họ. Dù thời gian đã đi qua từng thế hệ, dù có sự khác biệt trong tính cách nhưng đầu giống nhau ở số phận bi thương, không một ai trong số họ có được một tình yêu kết thúc hạnh phúc trọn vẹn bởi vì tư duy vô hình đã buộc chặt lấy họ, khiến họ không còn khao khác mưu cầu hạnh phúc nữa.

Và ngay chính gia đình của họ cũng không cho phép cái ranh giới vô hình kia được phá bỏ. Tác phẩm làm cho người đọc cảm thấy đau đớn khi hạnh phúc của con người trở nên rẻ mạt, thấy xót xa cho tình yêu là thứ thiêng liêng nhất trên thế gian này lại phải bỏ cuộc quỳ gối trước những định kiến do chính con người tự tạo ra.

Cuộc đời trong tác phẩm được khắc họa giống như lốc xoáy, có thể cuốn phăng đi vạn vật mà không cần kiêng nể, không cần quan tâm xấu hay đẹp, thiện hay ác, chỉ có những thứ mạnh mẽ nhất có khả năng vượt qua được tâm lốc xoáy thì mới có thể tồn tại. Nhưng dưới hình ảnh của bụi mận gai, đâm thẳng vào những kiếp người dù có mạnh mẽ vẫn không thể chống cự. Meggie và cha xứ Ralp đã gặp gỡ nhau trong bụi mận gai, lúc bắt đầu cũng là lúc kết thúc. Cha xứ Ralp cả đời cha đã được định sẵn là con chiên phục tùng Đức Chúa thiêng liêng, tình yêu dành cho Chúa lớn hơn rất nhiều so với tình yêu dành cho một cô bé còn nhỏ tuổi.

Chẳng có người đời nào có thể chấp nhận một mối tình như vậy. Dù ông đã yêu Meggie khi cô còn là một cô bé nhưng ông đã không đủ sức để đập tan bụi mận gai đang kìm hãm chính mình để bước tiếp đến bên tình yêu. Độc giả sẽ hiểu được tại sao bụi mận gai lại được nhắc đến ở đây vì chính bụi mận gai tương trưng cho những định kiến xã hội và số phận bi đát của các nhân vật.

Review sách Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai

3. Thông điệp từ tác phẩm “Tiếng chim hót trong bụi mận gai”

Sau khi khép lại những trang sách, người đọc sẽ nhẫn ra rằng cuộc sống này lấp đầy những biến cố, dựng nên từ những mâu thuẫn. Đưa đẩy mỗi người vào trong một tình thế khác nhau, ép buộc ta phải đưa ra mỗi lựa chọn. Dù muốn hoặc không, cuộc sống vẫn tiếp tục và chúng ta phải đối mặt với mọi quyết định của bản thân. Hãy sống kiên cường như Fiona, sống dũng cảm và yêu nồng cháy như Meggie dù phải lao ngực mình vào gai nhọn, và hãy dứt khoát như Justine. Đời người chỉ sống một lần, không cơ hội nào gõ cửa lần hai và không có tình yêu nào đẹp như lần đầu mới yêu.

Tác phẩm còn muốn nhắn nhủ rằng nếu không đủ bản lĩnh thì đừng đặt những điều khác lên trên tình yêu qua nhân vật cha xứ Ralp. Là tuýp đàn ông thuộc về gia đình, họ có lý tưởng sống, có toan tính, hoạch định riêng của mình và cha xứ lựa chọn những điều đó thay vì chọn người phụ nữ mình yêu. Dù người phụ nữ quan trọng đến đâu cũng chỉ đứng sau những hoài bão ước mơ trở thành một cái gì đó vĩ đại mà thôi.

Vì đã không đặt tình yêu lên trên những điều khác, vì đã không dám lao vào đến tận cùng của những chiếc gai, để dù chết cũng đã từng hạnh phúc, trọn vẹn mà đã làm đau khổ người con gái yêu mình. Và đặc biệt, tác giả còn muốn mang đến một thông điệp dù phụ nữ biểu hiện ra sao trước cuộc đời, thì họ sẽ là những bông hồng xinh đẹp và rạng rỡ nhất nếu tìm được một người đàn ông yêu thương họ thật lòng và dám hi sinh mọi điều vì họ.

Review sách Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai

“Tiếng chim hót trong bụi mận gai” như những pho tượng trường tồn, bất hủ, sống mãi với các thế hệ hôm nay và mai sau dù thời gian trôi đi, vạn vật thay đổi nhưng giá trị nhân văn mà tác phẩm mang lại vẫn được giữ nguyên vẹn. Với tất cả những ai đang tìm kiếm tác phẩm kinh điển về tình yêu thì chắc chắn “Tiếng chim hót trong bụi gai” là dành cho bạn.

Nguồn : https://sachhay24h.com/review-sach-tieng-chim-hot-trong-bui-man-gai-a645.html

Đọc thêm:

admin
adminhttps://chuonchuon.net
Xin chào, mình là admin của chuồn chuồn nét, chấp cánh ươm mầm tri thức việt bay xa
Sách Liên Quan
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Sách Ngẫu Nhiên