Thiên nga đen là một quyển sách dạy cho con người nhiều bài học quý giá, sâu sắc về sự bất định của thế giới. Trong cuộc sống đôi khi chúng ta sẽ gặp phải những hạn chế về kiến thức và cách nhìn nhận từ những sự việc xung quanh mình, từ đó có thể đưa ra những quyết định sai lầm dẫn đến hiện tượng “Thiên nga đen”.
Thế nên, tác giả Nassim Nicholas Taleb đã sử dụng những tiền đề này để biên soạn nên quyển sách Thiên nga đen. Để tìm hiểu chi tiết về nội dung cuốn sách, bạn hãy cùng tham khảo ngay bài viết sau nhé!
1. Đôi nét về tác giả của cuốn sách Thiên nga đen – Nassim Nicholas Taleb
Nassim Nicholas Taleb sinh năm 1960 tại Liban, ông vừa là nhà tư tưởng hiện đại vừa là giáo sư kinh tế học, nổi tiếng với các dự báo khủng hoảng kinh tế và đưa ra học thuyết “thiên nga đen”. Bên cạnh quyển sách Thiên nga đen tiêu biểu thì tác giả còn có một số công trình khác được đánh giá cao như:Fooled by Randomness, Antifragile,…
Tác giả còn là giáo sư của Viện Kỹ thuật Bách Khoa, Đại học New York. Với quyển sách Thiên nga đen đã mang về cho Taleb nhiều thành công vượt bật, vì quyển sách được xuất bản vào thời điểm cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra năm 2007. Chính vì thế, cuốn sách càng được người đọc chú ý và quan tâm nhiều hơn. Đồng thời, thiên nga đen cũng gây ra nhiều tranh cãi trong thời gian đó.
2. Sơ lược nội dung chính quyển sách Thiên nga đen
Sách đề cập đến lý thuyết về thiên nga đen – là những vấn đề và biến cố mà con người nghĩ rằng khó có thể xảy ra nhưng nó lại đột xuất xảy ra trong thực tế. Cụ thể hơn, lý thuyết này chỉ xảy ra khi chứa các yếu tố như sau:
- Hoàn toàn bất ngờ và không thể dự đoán trước.
- Mang đến hậu quả lớn.
Sau khi những điều bất ngờ đó xảy ra con người thường lấy lý do để tạo cảm giác ít ngẫu nhiên và dễ hiểu hơn so với bản chất thật sự. Từ những sự việc ngẫu nhiên này giúp con người đi sâu tìm hiểu chi tiết và tổng quan, không đánh giá và nhìn chủ quan.
3. Thông điệp của Thiên nga đen
Thiên nga đen ra đời trong hoàn cảnh thế giới đang đứng trước tình hình khủng hoảng kinh tế. Mỹ gặp tình trạng khủng bố tại tòa tháp đôi, ở Indonesia xảy ra sóng thần làm hơn 230.000 ngườichết. Đồng thời, giai đoạn này còn là sự phát triển thần tốc của Google. Tất cả những sự việc nêu trên đều là những sự kiện có liên quan đến hiện tượng thiên nga đen.
Đa số con người thường tập trung nhìn nhận mang tính tổng quan, khó có thể nhìn nhận chi tiết và cụ thể. Tác giả cho rằng, con người chỉ chú trọng đến những điều họ biết và không xem xét đến các phạm trù chưa biết. Thế nên, con người không thể suy nghĩ theo cách đơn giản, nên hạn chế về cơ hội và tầm nhìn về sự tưởng tượng ra những thứ không thể. Taleb đã bỏ thời gian nhiều năm nghiên cứu về vấn đề con người tự nghĩ là bản thân đã biết nhiều hơn những gì mình cần làm. Chính những suy nghĩ này đã làm cho bản thân mình không thể biết được những điều không liên quan, chỉ khi có sự kiện lớn xảy ra thì con người mới bất ngờ về những điều này.
3. Bài học rút ra từ sách Thiên nga đen
Thay đổi cách tiếp nhận những sự cố bất ngờ có thể xảy ra
Thiên nga đen là những điều không thể đoán trước và có thể xảy ra. Nếu bạn có ít nhận thức về thiên nga đen thì sẽ là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Chẳng hạn như trong vụ khủng hoảng tài chính của tòa tháp đôi của Mỹ, nếu con người biết trước những sự việc thì chắc chắn sẽ bị sốc. Tuy nhiên, một số trường hợp thiên nga đen sẽ là nỗi bị kích của mỗi cá nhân, ví dụ như sóng thần làm cho 230.000 người chết ở Indonesia.
Đừng dùng quá khứ để giải thích tương lai
Khi dự đoán những gì xảy ra ở tương lai, chúng ta không nên dựa vào quá khứ để giải thích hay thêu dệt một câu chuyện có ý nghĩa và mong đợi rằng tương lai sẽ đi theo chiều hướng tương tự. Thay vào đó, con người nên dựa vào những điều mà bạn cảm thấy chắc chắn.
Những nạn nhân của cuộc khủng hoảng tài chính đã mắc sai lầm như vậy. Họ tin rằng thị trường sẽ tăng mãi vì những năm trước nó vẫn tăng trưởng mạnh mẽ. Đến thị trường tụt dốc thì không thể tránh khỏi những cú sốc.
Việc đánh giá rủi ro như chơi một trò chơi sẽ đưa ra những nhận định sai lầm
Chúng ta không nên áp dụng các lý thuyết trò chơi vào tình huống đời thực. Nếu phải đối diện với nhiệm vụ đánh giá rủi ro của thế giới thực thì con người lại xem chúng như một trò chơi. Nó có quy tắc và xác suất có thể xác định trước, dựa vào những điều này để đưa ra quyết định.
Quyển sách còn để cập đến nhiều chủ đề khác nhau như: Kẻ thắng lấy hết, tác động của sự tình cờ, bất lực của đường cong hình chuông Gauss với mọi điều, khái niệm về tính thang bậc và vô càng đều bất định diễn ra trên thế giới. Những lý thuyết này đã được tác giả xâu chuỗi thành một lý thuyết chung, giúp người đọc phát triển vốn kiến thức của mình.
4. Ai nên đọc cuốn sách Thiên nga đen?
Bất kỳ ai cũng có thể đọc quyển sách Thiên nga đen để bổ sung kiến thức cho bản thân. Nếu bạn là người quan tâm đến sự ngẫu nhiên và cách thế giới vận hành thì quyển sách này sẽ rất cần thiết cho bạn.
Ngoài ra, Thiên nga đen còn thích hợp với người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, phân tích các xu hướng và muốn giảm thiểu rủi ro, thay đổi cuộc sống.
5. Lời kết
Tóm lại, quyển sách thiên nga đen sẽ giúp người đọc tiếp cận và tiếp thu những tư duy hiện đại, không ngừng tìm tòi và khám phá để xây dựng một cuộc sống tốt hơn. Mặc dù nội dung đề cập đến các kiến thức và tư duy về kinh tế học nhưng nội dung quyển sách rất dễ đọc, dễ tiếp thu với lối văn gần gũi và bình dị. Khi đọc xong quyển sách, cho dù bạn là thiên nga đen hay thiên nga trắng thì cần phải có đi sáng suốt khi đưa ra quyết định nào đó.
Nguồn : https://anybooks.vn/thien-nga-den-bai-hoc-sau-sac-ve-su-bat-dinh-cua-the-gioi-a1766.html
Đọc thêm: